Kết quả tìm kiếm cho "Để diện mạo nông thôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 908
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, ham học hỏi, cùng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, hội viên nông dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer huyện Tri Tôn phát triển mô hình kinh tế bền vững, hiệu quả. Qua đó, không chỉ giúp nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho bà con, mà còn góp phần đưa diện mạo phum, sóc ngày càng khởi sắc.
Xã Vĩnh Lợi (huyện Châu Thành) ngày nay như “khoác áo mới”, khi diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Đó là thành quả từ sự nỗ lực vượt qua khó khăn, sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sau hơn 50 năm đất nước hòa bình, dẫu vẫn mang dáng dấp của vùng quê, song xã Cần Đăng (huyện Châu Thành) đã có nhiều đổi mới, diện mạo nông thôn khang trang, đời sống, người dân từng bước được nâng cao.
Trong không khí trang trọng, đầy tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường chủ đề “Thành tựu xây dựng và phát triển tỉnh An Giang qua 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975 - 2025”.
50 năm qua kể từ ngày thống nhất đất nước, những đóng góp từ hai miền, với bao gương mặt nghệ sỹ đáng kính, không chỉ tạo dựng nền mỹ thuật thống nhất, mà còn làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tỉnh chọn Vạt Lài (xã Khánh Bình, huyện An Phú) làm nơi xây dựng căn cứ kháng chiến - “Căn cứ B3”. Đây là dấu son cách mạng, minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường của quân dân nơi đây. Phát huy truyền thống anh hùng đó, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Bình luôn nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, khởi sắc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành) đã chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao xây dựng quê hương. Từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM), kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, đời sống của Nhân dân từng bước được nâng cao.
Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng.
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, cùng với trợ lực từ trên, Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực, không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để cù lao hôm nay khang trang hơn, tươi đẹp hơn.
Sở dĩ dân gian quen gọi kênh chữ S, do đầu tuyến kênh có cây cầu bê-tông nối Quốc lộ 91 uốn lượn giống hình chữ S. Con kênh được đào sau ngày giải phóng, góp phần quan trọng trong điều tiết nước, lưu thông đường thủy nối liền từ sông Hậu cuộn chảy đến Hà Tiên.